Thứ Tư, 08/05/2024 03:58

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  23/02/2022 15:07     

Tầm quan trọng của nguồn kinh phí công đoàn


Đ/c Nguyễn Đình Khang - UV Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam
 làm việc với LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa

Nguồn kinh phí Công đoàn (CĐ) là điều kiện đảm bảo cho hoạt động chăm lo, bảo vệ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) của tổ chức Công đoàn.

Thực hiện Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết về tài chính CĐ, thời gian qua, các cấp CĐ trong tỉnh Khánh Hòa đã tích cực triển khai các biện pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp chủ doanh nghiệp (DN) hiểu rõ quy định về trích nộp kinh phí CĐ. Kết quả hàng năm, công tác thu tài chính CĐ đều đạt và vượt chỉ tiêu giao.


Đội ngũ kế toán Công đoàn tập huấn phần mềm kế toán

Phải khẳng định rằng, nguồn kinh phí CĐ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tổ chức CĐ, thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, NLĐ. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí này sẽ góp phần kịp thời hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng dịch Covid-19, tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo…

Năm 2021 là năm có rất nhiều khó khăn vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Chính vì vậy nhằm đồng hành cùng Chính phủ trong việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp công đoàn về việc lùi đóng kinh phí CĐ trước mắt đến 31/12/2021. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 10% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 01 năm 2021(kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương). Theo chủ trương này, LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa kịp thời triển khai, hướng dẫn đến các cấp công đoàn chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, trình Tổng LĐLĐ Việt Nam phê duyệt điều chỉnh dự toán năm 2021.

Với phương châm hướng về cơ sở, từ năm 2022 Tổng LĐLĐ Việt Nam quy định nâng mức kinh phí CĐ để lại công đoàn cơ sở (CĐCS) hoạt động từ 71% lên 75% trong tổng số 2% kinh phí CĐ. Trong đó, công đoàn cơ sở (CĐCS) được sử dụng tối thiểu 60% để chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và NLĐ. Thời gian qua đa số các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN tích cực trích chuyển đủ kinh phí CĐ theo quy định, có nhận thức đúng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi cho NLĐ khi đơn vị thực hiện đóng kinh phí CĐ.

Đối với những DN cố tình né tránh việc đóng kinh phí CĐ đã có chế tài xử lý bằng pháp luật, cụ thể tại Nghị định 88/2015 NĐ-CP, ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định vi phạm về đóng kinh phí CĐ sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí CĐ tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đối người sử dụng lao động có một trong có hành vi sau đây: Chậm đóng kinh phí CĐ; đóng kinh phí CĐ không đúng mức quy định; đóng kinh phí CĐ không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí CĐ tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí CĐ cho toàn bộ NLĐ thuộc đối tượng phải đóng.

Thời gian tới, các cấp CĐ Khánh Hòa tích cực tuyên truyền đến chủ doanh nghiệp chấp hành quy định pháp luật, trách nhiệm xã hội, hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện đóng kinh phí CĐ, tập trung chăm lo, thăm hỏi, động viên chia sẻ khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, NLĐ. Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Hằng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9984872
Online
Hiện có: 35   Khách