Thứ Sáu, 03/05/2024 16:45

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  19/06/2014 11:28     

Cụm duyên hải Nam Trung bộ: Hội thảo về công tác tài chính công đoàn và thỏa ước lao động tập thể


Hội thảo "Kinh nghiệm, giải pháp thu kinh phí, đoàn phí công đoàn..."


Hội thảo "Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng TƯLĐTT và đối thoại tại NLV..."

Kết hợp với Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm 2014, cũng trong ngày 19.6, tại LĐLĐ tỉnh Bình Định, Cụm LĐLĐ các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ đồng thời tổ chức hai Hội thảo về “Kinh nghiệm, giải pháp thu kinh phí, đoàn phí công đoàn trong các đơn vị có tổ chức công đoàn ở khu vực ngoài Nhà nước và các đơn vị chưa có tổ chức công đoàn”, “Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, ký kết, thực hiện TƯLĐTT, đối thoại tại nơi làm việc”.

Đ/c Nguyễn Hòa, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa (Cụm trưởng) và đ/c Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bình Định chủ trì hội nghị về công tác tài chính; đ/c Huỳnh Thanh Xuân, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định (Cụm phó) và đ/c Lê Xuân Hải, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa chủ trì hội nghị về thỏa ước lao động tập thể.

Ngoài các báo cáo tham luận, các đồng chí đại biểu là trưởng, phó trưởng ban Tài chính, Chính sách pháp luật các LĐLĐ tỉnh đã phát biểu nhiều nội dung trọng tâm, nêu bật được những thuận lợi cũng như những khó khăn từ thực tế địa phương, cơ sở.

+ Về công tác tài chính, xác định tài chính công đoàn là nguồn lực quan trọng cho hoạt động công đoàn, thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ, các LĐLĐ tỉnh đã nghiên cứu, xây dựng chương trình nâng cao công tác quản lý và sử dụng tài chính công đoàn là một trong những chương trình trọng tâm cả nhiệm kỳ 2013-2018. Theo đó, tổ chức tập huấn Luật Công đoàn 2012, Nghị định 191/NĐ-CP của Chính phủ và các quyết định, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; làm việc với UBND tỉnh, Sở Tài chính và một số ban ngành chức năng liên quan trong vấn đề chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Công đoàn 2012, Nghị định 191/NĐ-CP; thực hiện phân cấp thu kinh phí và giao chỉ tiêu đối với các đơn vị thuộc CĐ các KCN và KKT; chỉ đạo LĐLĐ cấp huyện phối hợp cùng chính quyền đồng cấp tổ chức triển khai Nghị định 191/NĐ-CP đến các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn… Bước đầu, công tác thu nộp đoàn phí, kinh phí ở khu vực này có những chuyển biến nhất định.

Tuy nhiên, trên thực tế, LĐLĐ các tỉnh có một số khó khăn tồn tại chung là, vấn đề nhận thức của các cấp các ngành về công tác tài chính công đoàn chưa rõ tầm; việc chỉ đạo thực hiện Luật Công đoàn 2012, Nghị định 191/NĐ-CP chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết, do đó, nhiều đơn vị doanh nghiệp cố tình né tránh trách nộp kinh phí, đoàn phí; thất thu kinh phí công đoàn tại khu vực này rất lớn…

Các đại biểu cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như đề nghị Tổng Liên đoàn tham gia với Nhà nước nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác tài chính công đoàn, bảo đảm tính đồng bộ và chế tài đủ mạnh để các đơn vị doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện; Tổng Liên đoàn và Tổng cục Thuế sớm ký kết chương trình phối hợp về công tác tài chính công đoàn; bổ sung biên chế cho các ngành, địa phương có đông doanh nghiệp ngoài Nhà nước hoạt động; khen thưởng động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác tài chính công đoàn…

+ Về công tác xây dựng, thực hiện TƯLĐTT, trong thời gian qua, LĐLĐ các tỉnh xác định được tầm quan trọng, xây dựng nội dung này thành chương trình hoạt động trọng tâm toàn nhiệm kỳ, qua đó, chất lượng TƯLĐTT được nâng lên một bước, nhiều điều khoản có lợi hơn so với luật định được đưa vào thỏa ước, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; công tác tổ chức đối thoại tại nơi làm việc được triển khai thực hiện, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc tìm tiếng nói chung giữa chủ doanh nghiệp và người lao động trong mối quan hệ lao động, trong hoạt động SXKD cũng như thực hiện chế độ chính sách lao động hợp lý…

Những khó khăn chung cơ bản hiện nay của LĐLĐ các tỉnh là phần lớn các đơn vị doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế kéo dài; nhận thức về pháp luật nói chung, về chính sách pháp luật lao động nói riêng còn nhiều hạn chế, kể cả chủ doanh nghiệp và người lao động; vị thế của cán bộ công đoàn tại cơ sở chưa đủ mạnh, còn phụ thuộc giới chủ; sự quan tâm của các cấp các ngành chưa đồng bộ… do đó, tỷ lệ các TƯLĐTT sao chép luật; còn có điều khoản chưa phù hợp, thậm chí trái luật, hết hiệu lực vẫn còn nhiều.

Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật lao động, Nghị định 60/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc và các văn bản hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng xây dựng, đàm phán, thương lượng, ký kết TƯLĐTT cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS; thường xuyên rà soát, bổ sung điều chỉnh kịp thời những TƯLĐTT không phù hợp, tổ chức ký kết lại đối với TƯLĐTT hết hiệu lực… nhằm ngày càng nâng cao chất lượng TƯLĐTT, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định tại các doanh nghiệp.

(Mai Cúc)

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9971253
Online
Hiện có: 52   Khách