Thứ Ba, 07/05/2024 18:29

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  14/03/2014 15:47     

Công đoàn Khánh Hòa phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác quản lý nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp




Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có 1.397 CĐCS với 79.462 đoàn viên thuộc 8 LĐLĐ cấp huyện, 11 CĐ cấp ngành. Trong đó, khu vực hành chính sự nghiệp nhà nước có 1.031 CĐCS, khu vực doanh nghiệp (DN) có 366 CĐCS. Theo quy hoạch có 5 khu công nghiệp, 14 cụm công nghiệp, hiện nay mới có 1 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp đi vào hoạt động. Theo kết quả tổng hợp về tai nạn lao động của các DN, từ năm 2007 - 2012 trên địa bàn tỉnh trung bình mỗi năm xảy ra 45 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), trong đó từ 7-10 vụ TNLĐ chết người.

Bệnh nghề nghiệp (BNN) được phát hiện qua thăm khám có tỉ lệ như sau:

Bệnh điếc nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 27,81%

Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 13,18%

Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp  chiếm tỉ lệ 15,02%

Còn lại là các bệnh khác.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của tỉnh, các dự án đầu tư sản xuất đều được các cơ quan chức năng thẩm định kỹ về an toàn trang thiết bị, vệ sinh môi trường; nhiều DN đã áp dụng công nghệ tiên tiến dây chuyền sản xuất sạch, máy và thiết bị hiện đại có các hệ thống đi kèm, để bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) và bảo vệ môi trường (BVMT) không bị ô nhiễm, một số đơn vị ngành thủy sản đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, thay thế phương thức thủ công, cổ truyền bằng ứng dụng các kỹ thuật mới (vi sinh, cấp nhiệt, tự động hóa…), tạo điều kiện vệ sinh và an toàn trong lao động. Năm 2013, chỉ xảy ra 02 vụ TNLĐ chết người, trong đó có 01 vụ TN giao thông.

Công đoàn Khánh Hòa đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện một số giải pháp quản lý ở địa phương để giảm thiểu TNLĐ và BNN như:

1. Phối hợp tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến công tác AT-VSLĐ đối với NLĐ.

- Đã chỉ đạo các cấp CĐ chú trọng tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật lao động và các chính sách liên quan đến CNVCLĐ, đặc biệt là những vướng mắc về thực hiện công tác ATVSLĐ để kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, như góp ý dự thảo Luật an toàn vệ sinh lao động, dự thảo Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về an toàn lao động, vệ sinh lao động…

- Một trong bốn chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội IX CĐ Khánh Hòa là nâng cao chất lượng quy chế dân chủ cơ sở và thỏa ước lao động tập thể, trong đó chú trọng chỉ đạo các cấp CĐ tăng cường việc trao đổi thông tin, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động với tập thể lao động và tổ chức CĐ theo quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP, ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, chú trọng về các nội dung cải thiện môi trường và điều kiện lao động tại cơ sở.

2. Phối hợp triển khai các nhiệm vụ, các chương trình, đề tài khoa học trong hệ thống Công đoàn và được UBND tỉnh phê duyệt

- Đã tích cực tuyên truyền và sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của BCHTW Đảng (khóa X) "Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN, Kế hoạch thực hiện số 1233/KH-TLĐ ngày 07/7/2008 của Tổng Liên đoàn tới cán bộ đoàn viên CĐ và công nhân lao động (CNLĐ), tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, góp phần giảm thiểu TNLĐ & BNN.

- Phối hợp với các cấp, ngành và địa phương triển khai thực hiện các đề tài thuộc chương trình quốc gia ATVSLĐ do Viện khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động triển khai tại Khánh Hòa, như xây dựng các giải pháp chế độ, chính sách cho nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong môi trường lao động, nghề khai thác yến sào tại Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay; triển khai dự án 4, thuộc chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011 - 2015 về Hỗ trợ cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại một số DN trên địa bàn tỉnh (triển khai năm 2014)…

- Đối với lĩnh vực làng nghề, nông nghiệp nông thôn, LĐLĐ tỉnh cũng đã tích cực phối hợp cùng Phân viện BHLĐ tại Đà nẵng, đánh giá môi trường và điều kiện lao động nghề đúc đồng truyền thống tại thôn Phú Lộc huyện Diên Khánh, giúp NLĐ các giải pháp để vừa tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường lao động và bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho NLĐ.

- Hàng năm đều phối hợp cùng Sở LĐ-TB&XH tham mưu xây dựng và triển khai Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ của tỉnh; tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi theo từng khu vực để tạo điều kiện cho các DN tìm hiểu và tuyên truyền cho NLĐ của mình, nâng cao nhận thức đề phòng tránh các mối nguy hiểm, qua đó giảm thiểu rủi ro TNLĐ & BNN.

- Chủ trì và phối hợp cùng với Sở Tài nguyên và môi trường, triển khai nhiệm vụ BVMT hàng năm, trong công nhân viên chức NLĐ, tập huấn về kiến thức và biện pháp BVMT; triển khai các góc ATLĐ và BVMT trong DN đặc trưng cho các ngành nghề trên địa bàn tỉnh, qua đó các DN khác cùng ngành nghề có thể áp dụng.

- Đối với một số nghề có nguy cơ cao về TNLĐ và BNN như nghề khai thác đá thủ công, đã đề xuất với UBND tỉnh triển khai đề tài cấp cơ sở nghiên cứu môi trường, điều kiện lao động và đề xuất giải pháp quản lý nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho NLĐ. Đề tài đã được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai trong năm 2014.

3. Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

- LĐLĐ tỉnh tích cực phối hợp với sở LĐ-TB&XH tham gia liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị, DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lao động, về ATVSLĐ, đến DN có nguy cơ cao về TNLĐ & BNN. Qua đó, hướng dẫn kiến nghị các nội dung giúp cho DN thực hiện đúng và hiệu quả pháp luật lao động, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ

- Chỉ đạo các cấp Công đoàn xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cụ thể, để có đánh giá phù hợp theo thực tế tại từng cơ sở và từng ngành nghề. Năm 2013, LĐLĐ tỉnh phối hợp cùng Ban Chính sách Pháp luật Tổng Liên đoàn, các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh kiểm tra 15 doanh nghiệp; CĐ cấp ngành, LĐLĐ cấp huyện cũng phối hợp tổ chức kiểm tra trên 80% DN thuộc mình quản lý.

4. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, điều tra các vụ tai nạn lao động.

- Hàng năm, LĐLĐ tỉnh đều thực hiện tốt các chương trình phối hợp với các sở, ngành chức năng trong tỉnh, tuyên truyền về Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan đến NLĐ và hoạt động của DN trên địa bàn, trong đó chú trọng nội dung nâng cao nhận thức của các các cấp, các ngành, người sử dụng lao động, cán bộ CĐ và NLĐ trong công tác ATVSLĐ.

- Triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh phong trào “Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo ATVSLĐ” đưa vào nội dung chấm điểm cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và chấm điểm CĐCS hàng năm.

- Tổ chức huấn luyện cho 100% cán bộ CĐ theo dõi công tác BHLĐ tại các LĐLĐ cấp huyện, CĐ cấp ngành và củng cố mạng lưới ATVSV ở các DN, đến nay có 2588 người (đạt 70% số DN có mạng lưới ATVSV).

- Phối hợp trong điều tra các vụ TNLĐ nghiêm trọng chết người trên địa bàn tỉnh theo trình tự quy định của pháp luật, bảo đảm 100% các vụ TNLĐ nghiêm trọng được điều tra, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ.

- Phối hợp trong việc cung cấp các thông tin, số liệu về ATVSLĐ, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Phối hợp trong công tác thực hiện chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN

- Năm 2013, LĐLĐ tỉnh đã thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia tỉnh góp phần cùng với Văn phòng tư vấn pháp luật Công đoàn tiến hành tư vấn các chế độ chính sách liên quan đến NLĐ; đã chỉ đạo cán bộ CĐ chuyên trách cấp huyện đủ điều kiện tham gia hội luật gia cấp huyện.

- Tham gia Hội đồng giám định y khoa cho các trường hợp bị TNLĐ và suy giảm sức khoẻ, để thực hiện các chế độ chính sách cho NLĐ.

- Tất cả đơn thư kiếu nại, tố cáo có liên quan đến người bị TNLĐ, BNN đều được các cấp CĐ tích cực phối hợp giải quyết.

6. Phối hợp trong thi đua, khen thưởng

- LĐLĐ tỉnh đã thống nhất cùng với các sở, ngành không xét khen thưởng các đơn vị thuộc quyền quản lý không thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật lao động, Luật Công đoàn.

- Cùng với Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh không xét đề nghị tặng các danh hiệu thi đua đối với đơn vị, DN, tổ chức vi phạm pháp luật Lao động, Luật Công đoàn; đưa vào quy chế thi đua khen thưởng của tỉnh có chỉ tiêu về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường; không xếp loại thi đua nếu để xảy ra TNLĐ chết người có lỗi của người sử dụng lao động.

- Hàng năm, cùng với sở LĐTB-XH xem xét, đề nghị khen thưởng, động viên DN có thành tích tốt trong phong trào Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm ATVSLĐ, PCCN.

Một số kiến nghị để tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động trong tổ chức Công đoàn.

- Người lao động là vốn quý nhất, từ tình hình thực tế và những bài học kinh nghiệm cho thấy, phải không ngừng đổi mới công tác quản lý và phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, CĐ trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, nâng cao nhận thức cho các cán bộ CĐ, người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ, BVMT; có sự kiểm tra giám sát thường xuyên thì công tác này mới được bảo đảm.

- Tổng Liên đoàn cần duy trì thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kiến thức công tác BHLĐ của các cấp CĐ; có sự phối hợp, trách nhiệm về BHLĐ của cơ quan chức năng nhà nước đối với DN; đề xuất có kế hoạch ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác BHLĐ cho các LĐLĐ địa phương.

- Trong công tác điều tra tai nạn lao động chết người, đoàn điều tra TNLĐ thường phải chờ kết luận của cơ quan công an, rồi mới có kết luận của thanh tra lao động, một số trường hợp kéo dài của cơ quan công an dẫn đến việc thực hiện chế độ chính sách cho thân nhân người bị tai nạn bị chậm trễ.

- Công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong các làng nghề, nông nghiệp hiện nay còn nhiều vấn đề như NLĐ không được tiếp cận các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe...do đó cần thiết phải có những quy định, hướng dẫn, tuyên truyền đến khu vực này

- Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ cần có chương trình hỗ trợ cho LĐLĐ địa phương để triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật BHLĐ trên địa bàn.

- Đối với cấp tỉnh cần tích cực phối hợp đồng bộ trong công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động; tham gia điều tra TNLĐ.


CN. Lê Xuân Hải-Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9983711
Online
Hiện có: 57   Khách