Thứ Sáu, 19/04/2024 11:53

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  18/09/2016 00:00     

4 nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng, chống HIV/AIDS những tháng cuối năm 2016

Tính đến 30/6/2016, lũy tích số trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được phát hiện là 3.370 trường hợp. Trong đó có 1.949 trường hợp đã và đang được quản lý tại các địa phương, 833 trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống.


Các cấp CĐ trong tỉnh tích cực tham gia TT phòng, chống HIV trong CNLĐ
Toàn tỉnh có 8/9 huyện/thị/thành phố (chiếm 88,9%) với  120/140 xã/phường có người nhiễm HIV/ AIDS (chiếm 85%). Riêng huyện đảo Trường Sa chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV/AIDS. Địa phương có số người nhiễm cao nhất là thành phố Nha Trang: 1.272 người (chiếm 65.3%), tiếp đến là huyện Diên Khánh: 194 người (chiếm 9.9%), thành phố Cam Ranh: 174 người (chiếm 8.9%), thị xã Ninh Hòa: 131 người (chiếm 6,7%), huyện Vạn Ninh: 101 người (chiếm 5,2%), huyện Cam Lâm: 60 người (chiếm 3,1%), huyện Khánh Vĩnh: 16 người (chiếm 0.8 %), huyện Khánh Sơn: 02 người (chiếm 0,1%); riêng huyện đảo Trường Sa đến nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV.

Trong tổng số 45 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2016, nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) chiếm 28.9% tăng 18.6%, nhóm nam tình dục đồng giới (MSM) cũng chiếm 13.3% tăng 10.7%, nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD) chiếm 6.7% trong khi đó cùng kỳ năm 2015 là 0% và nhóm vợ/chồng/bạn tình người nhiễm chiếm 17.7% tăng 2.2% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng còn lại như bệnh nhân (BN) nghi AIDS, tự nguyện giảm thấp hơn so với cùng kỳ 2015. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2016 chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV ở nhóm đối tượng con người nhiễm.

Phần lớn các trường hợp nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 20-39 chiếm 57.8% tăng 31%, nhóm 13-19 chiếm 2.2% trong khi đó cùng kỳ năm 2015 là 0%. Ngược lại,  nhóm 20-29, nhóm 40-49 và nhóm >49 tuổi giảm thấp so với cùng kỳ 2015. Đặc biệt là nhóm <13 tuổi chiếm tỷ lệ 0% trong khi đó cùng kỳ năm 2015 là 9.8%.  Trong đó nam giới chiếm 73.3% tăng 24.5% so với cùng kỳ năm 2015 và nữ giới chiếm 26.7% giảm 24.4% so với cùng kỳ năm 2015.

Hình thái lây nhiễm HIV còn tập trung, chủ yếu ở nhóm NCMT (chiếm 5-7%), nhóm MSM (chiếm 2-3%) và nhóm PNBD (chiếm 1-2%);Còn nhiều yếu tố nguy cơ làm dịch diễn biến dai dẳng, tiềm ẩn: nghiện ma túy đa dạng, mua bán dâm khó kiểm soát, nhóm MSM khó tiếp cận, can thiệp hạn chế; đường lây chuyển sang chủ yếu qua đường tình dục (nhiễm mới tăng ở nữ giới, phụ nữ mang thai, MSM, nhóm nguy cơ thấp); Dự báo nhiễm mới HIV có xu hướng tăng ở nhóm MSM, người có quan hệ tình dục với nhiều người, và vợ/chồng/bạn tình của họ nếu biện pháp can thiệp kém hiệu quả.

 Khó khăn thách thức hiện nay chính là lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục tiếp tục gia tăng (phát hiện thêm ở phụ nữ dân tộc thiểu số, cán bộ, nhân viên…họ không sử dụng ma túy) tạo nhiều thách thức trong việc tiến đến khống chế HIV trên địa bàn tỉnh. Kỳ thị, tự kỳ thị vẫn còn là thách thức; đồng thời nhiều người còn thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, chủ quan với HIV... hệ quả là còn nhiều người nhiễm, nghiện ma túy chưa tiếp cận điều trị; nhiều người có hành vi nguy cơ chưa tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV. Đây là nguyên nhân làm dịch HIV vẫn còn tiềm ẩn, dai dẵng, nguy cơ lây lan cộng đồng.
Một số bệnh nhân tham gia điều trị Methadone có tính chất ép buộc, có hành vi lừa dối thầy thuốc, gây mất an ninh trật tự nơi điều trị, sử dụng đồng thời các loại ma túy bất hợp pháp khác, trộm cắp, gây án hình sự...gây ảnh hưởng xấu đến việc tiếp nhận và điều trị, tuân thủ kém, bỏ trị, nguy cơ tái nghiện cao. Điều này tác động bất lợi đến việc hoàn thành chỉ tiêu vào cuối năm là điều trị 600 bệnh nhân.
Bệnh nhân HIV/AIDS tham gia BHYT thấp, hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp. Công tác kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS tại một số đơn vị gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhân lực kiêm nhiệm…ảnh hưởng đến việc thực hiện khám điều trị BHYT cho BN HIV/AIDS.

 Nhiệm vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS những tháng cuối năm 2016 

1. Tăng cường công tác thông tin giáo dục và truyền thông theo phương châm phối hợp đa ngành, hướng tới cộng đồng. Tập trung tuyên truyền qua chương trình phát thanh xã/phường, nói chuyện chuyên đề, truyền thông lưu động...đến từng cụm dân cư, với nội dung đa dạng như dự phòng lây nhiễm, tư vấn xét nghiệm sớm HIV, điều trị sớm bằng thuốc ARV, lợi ích điều trị nghiện bằng Methadone...ưu tiên địa bàn dân cư còn thiếu thông tin, kiến thức liên quan HIV/AIDS.

2. Củng cố, hỗ trợ, giám sát chặt chẽ công tác can thiệp giảm hại, tập trung can thiệp nhóm đối tượng mới chưa có cơ hội tiếp cận chương trình; tạo thuận lợi và gắn kết tốt giữa nhóm nhân viên thuộc chương trình phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và dự án Life; đảm bảo cung cấp đủ vật dụng can thiệp cho cộng đồng.
3. Rà soát, củng cố, đảm bảo hoạt động và chất lượng, liên kết và kết nối chặt chẽ các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị ARV, điều trị Methadone, Lao/HIV, sức khỏe sinh sản, dự phòng lây truyền mẹ con...tạo điều kiện thuận lợi cho BN HIV/AIDS và người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hạn chế tối đa tình trạng đến muộn, bỏ trị, mất dấu...

4. Triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS và khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trong qúy 3/2016. Đảm bảo từ ngày 01/01/2017 tất cả bệnh nhân HIV/AIDS được khám chữa bệnh BHYT tại TTYT các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh viện trong tỉnh.

Toàn Dũng

 

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Thông báo
Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9908660
Online
Hiện có: 38   Khách